5 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỀ BỘ BẢO TRỢ TÀI CHÍNH

Yêu cầu hoàn tất bộ bảo trợ tài chính đối với tất cả các công dân Mỹ hay thường trú nhân khi mở hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ cho thân nhân của mình là một trong những yêu cầu bắt buộc. Do vậy, để hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ không gặp trở ngại, người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần nắm rõ các quy định về việc thực hiện Bộ bảo trợ tài chính nhằm hoàn chỉnh hồ sơ một cách tốt nhất có thể.

Cần nắm rõ các quy định về việc thực hiện Bộ bảo trợ tài chính
Cần nắm rõ các quy định về việc thực hiện Bộ bảo trợ tài chính

5 thắc mắc thường gặp đối với việc thực hiện bộ bảo trợ tài chính

Mục đích của bộ bảo trợ tài chính

Người bảo lãnh phải làm bộ bảo trợ tài chính là nhằm chứng minh cho chính phủ Mỹ thấy rằng người bảo lãnh có khả năng bảo trợ cho người được bảo lãnh khi họ nhập cư vào Mỹ, và cam kết người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo lãnh khi làm phải chứng minh được mức thu nhập của mình, đủ khả năng bảo trợ cho người được bảo lãnh.

Bộ bảo trợ tài chính gồm những loại giấy tờ gì?

Với hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện vợ chồng và các diện bảo lãnh thân nhân khác, bộ bảo trợ tài chính gồm:

  • Hoàn tất đơn I-864
  • Bản sao thuế thu nhập gần nhất
  • Bản sao cùi lương (3 tháng gần nhất) hoặc giấy phép kinh doanh (nếu làm chủ)
  • Giấy đăng ký kết hôn ( nếu có )

Với hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện hôn thê/hôn phu, bộ bảo trợ tài chính gồm:

  • Hoàn tất đơn I-134
  • Bản sao thuế thu nhập gần nhất
  • Bản sao cùi lương (3 tháng gần nhất) hoặc giấy phép kinh doanh (nếu làm chủ)
  • Thẻ xanh/Hộ chiếu

Nếu người bảo lãnh không đủ tài chính thì phải làm sao?

Khi người bảo lãnh không có đủ thu nhập khai thuế theo chuẩn mực được quy định hàng năm bởi Chính phủ Hoa Kỳ thì bắt buộc phải nhờ người thân hoặc bạn bè đứng ra làm người đồng bảo trợ tài chính cho hồ sơ.

Người đồng bảo trợ là người phải có đủ thu nhập hoặc tài sản để đứng ra làm bảo trợ tài chính. Mức thu nhập của người đồng bảo trợ cũng phải đủ theo chuẩn mực được quy định bởi chính phủ Hoa Kỳ. Người đồng bảo trợ cũng cần phải chuẩn bị một bộ hồ sơ giống như người bảo lãnh, tức là gồm:

  • Hoàn tất mẫu đơn I-864 /I-864A (các diện bảo lãnh khác ngoài diện hôn thê/hôn phu)
  • Hoàn tất mẫu đơn I-134 ( nếu bảo lãnh là diện Fiance )
  • Giấy tờ thuế gần nhất hoặc giấy chứng nhận việc làm
  • Bản sao cùi lương (3 tháng gần nhất) hoặc giấy phép kinh doanh (nếu làm chủ)
  • Thẻ xanh/Hộ chiếu

Nếu người đồng bảo trợ ở chung với người bảo lãnh và có mối quan hệ là: cha, mẹ, con cái, anh, chị, em ruột của người bảo lãnh thì người đồng bảo trợ này có thể kết hợp thu nhập của mình với người bảo lãnh để dùng chung thu nhập nhằm bảo trợ cho người thân của mình đang bảo lãnh. Trường hợp này, người đồng bảo trợ dùng mẫu đơn I-864A. Những trường hợp khác đều dùng mẫu đơn I-864.

– Những trường hợp dùng tài sản để làm bảo trợ:

Một vài trường hợp, người bảo lãnh không đủ thu nhập và không tìm được người đồng bảo trợ, họ có thể dùng tài sản của mình để đứng ra làm Bảo Trợ Tài Chánh. Tài sản của người đứng ra làm bảo trợ tài chánh bao gồm những tài sản sau :

  • Nhà cửa
  • Đất đai
  • Tiền trong ngân hàng
  • Chứng khoán ..v..v..

Tài sản mà người bảo trợ dùng làm bảo trợ nhằm để bổ sung vào phần thu nhập bị thiếu.Theo quy định thì giá trị tài sản của người bảo trợ phải lớn gấp 5 lần so với mức chuẩn dành cho người nghèo, hoặc phần thu nhập bị thiếu.

Đối với người dùng tài sản để làm bảo trợ, thì khi điền đơn I-864. Người bảo trợ phải điền đầy đủ thông tin. Và kèm luôn các giấy tờ chứng minh về tài sản của mình. Điều kiện chứng minh tài sản đó là của mình đã có từ lâu cho đến tận bây giờ, thì tất cả các giấy tờ đó phải được chứng minh có từ lâu ít nhất là 12 tháng.

Trách nhiệm của người làm bộ Bảo trợ tài chính

Khi người bảo lãnh hoặc người đồng bảo trợ tài chính ký vào đơn I-864, tức là họ đã cam kết với chính phủ Mỹ rằng người được bảo lãnh từ Việt Nam sang định cư sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo trợ sẽ chịu trách nhiệm và lo mọi chi phí ăn ở, sinh hoạt v.v đối với người mà mình xin bảo trợ.

Nếu người bảo trợ không cung cấp đầy đủ cho người được bảo trợ, thì phía chính phủ sẽ phải cung cấp cho họ dựa trên những chương trình của chính phủ. Bên cạnh đó, các cơ quan chính phủ có quyền dựa trên bộ bảo trợ tài chính, để kiện và bắt người bảo trợ phải đứng ra trả lại cho chính phủ những chi phí mà chính phủ Mỹ chi trả bao gồm luôn những chương trình bảo hiểm y tế của trẻ em ở tiểu bang.

Những trường hợp bảo lãnh định cư Mỹ nào không cần đến bộ bảo trợ tài chính?

Đối với tất cả hồ sơ bảo lãnh thì luôn cần phải có bộ bảo trợ tài chính đi kèm. Nhưng bên cạnh đó thì chính phủ Mỹ cũng đưa ra một số trường hợp được miễn làm. Đó là những trường hợp:

  • Con dưới 18 tuổi là công dân Mỹ
  • Quá phụ của công dân Mỹ tự bảo lãnh cho mình sang Mỹ khi chồng mất
  • Vợ con của công dân Mỹ hay thường trú nhân mà chính họ là nạn nhân của bạo hành trong gia đình.
  • Những người đã từng sống và làm việc tại Mỹ. Đóng trên 40 quoata cho chính phủ Mỹ, thì những người này không cần làm bộ Bảo Trợ Tài Chính.

Hy vọng với những thông tin bên trên, các bạn có thể chuẩn bị một bộ bảo trợ tài chính hoàn chỉnh để rút ngắn nhất có thể thời gian đoàn tụ với người thân tại Mỹ.

TOÀN CẦU VISA

Hotline: 0896.162.026

Email: info@toancauvisa.com

Fanpage: Bảo Lãnh Định Cư Mỹ – Toàn Cầu Visa

Xem thêm:

Bảo lãnh sang Mỹ diện hôn thê và những rắc rối thường gặp

Bảo lãnh đi Mỹ diện hôn phu và một số điều bạn nên biết

Toàn Cầu Visa – dịch vụ bảo lãnh đi Mỹ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hỗ Trợ Tư Vấn Miễn Phí

Bạn đã có 1 tình yêu đẹp, hãy để chúng tôi giúp việc "giấy tờ" nhẹ nhàng hơn.

Mời quý khách liên hệ với Toàn Cầu Visa qua hotline: 0906 818 318 hoặc điền form câu hỏi bên dưới để nhận được trợ giúp miễn phí.

Toàn Cầu Visa

Bảo lãnh hôn phu/hôn thê, bảo lãnh vợ chồng, bảo lãnh đồng tính, bảo lãnh gia đình, visa du lịch Mỹ, visa du lịch Canada, visa du học Mỹ, visa du lịch Canada, toàn cầu visa đã giúp khách hàng đoàn tụ như thế nào, kinh nghiệm thành công

Visa của chị Nhàn
ĐÁM CƯỚI KHÔNG CÓ NGƯỜI THÂN BÊN MỸ VỀ DỰ VÀ CÁI KẾT CHO MỘT HỒ SƠ BẢO LÃNH ĐI MỸ